Sắt khá cứng ở bề mặt chính vì thế nên khi khoan rất dễ xảy ra tình trạng gãy mũi khoan. Đây là là tình huống thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách khắc phục và xử lý nhanh chóng. Kaizen sẽ hướng dẫn bạn cách lấy mũi khoan bị gãy khi khoan vật liệu sắt một cách đúng nhất, hãy theo dõi bài viết sau nhé!
Thông thường khi khoan sắt những người thợ chỉ cần sử dụng máy khoan kim loại hoặc máy khoan động lực ở chế độ khoan xoay đi kèm với mũi khoan sắt chuyên dụng là có thể xử lý vật liệu sắt một cách dễ dàng.
Hiện tượng gãy mũi khoan khi khoan sắt khá phổ biến [hình ảnh]
Với những người chưa quen, lúc khoan những loại sắt có độ cứng cao, nếu không biết cách sẽ dễ gây ra tình trạng kẹt mũi khoan hoặc tệ hơn là làm gãy mũi khoan. Ngay lúc đó, bạn cần ngay lập tức lấy mũi khoan ra khỏi máy hoặc bề mặt vật liệu sắt để đảm bảo an toàn cho bản thân và tiếp tục công việc.
1. Nguyên nhân khiến mũi khoan bị gãy khi khoan sắt
Kaizen đã tổng hợp 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng gãy mũi khoan sắt khi khoan:
-
Đầu tiên, tốc độ máy khoan chạy quá nhanh khiến cho mũi khoan hoạt động quá tốc độ cho phép và nhanh hơn so với tốc độ không tải. Khả năng hoạt động của máy nhỏ hơn so với đường kính mũi khoan dẫn đến không đủ để tải được mũi khoan và tốc độ yêu cầu công việc của người dùng.
-
Thứ hai, do thợ sử dụng mũi khoan kém chất lượng dẫn đến khi thi công trên bề mặt cứng sẽ dễ bị gãy hoặc có thể do lựa chọn sai loại mũi khoan khi làm việc. Trường hợp này thì cách khắc phục chính là đầu tư một mũi khoan sắt chuyên dụng có chất lượng tốt để đảm bảo hiệu quả công việc và hạn chế việc gãy mũi. Bạn có thể tham khảo sản phẩm đến từ những thương hiệu nổi tiếng như: mũi khoan Senka, mũi khoan Makita, Dewalt,...
-
Thứ ba, các cạnh của mũi khoan sắt bị mài mòn do sử dụng lâu hoặc do khoan quá sâu dẫn đến đường kính mũi khoan bị nhỏ lại. Mũi khoan nhỏ dẫn đến sức chịu lực bị kém đi nên dễ bị gãy khi đi vào bề mặt vật liệu cứng như sắt.
-
Thứ tư, trục máy khoan dẫn truyền quá mạnh khiến cho mũi khoan không chịu được dễ bị gãy. Tình trạng này thường xảy ra khi lực khoan, chế độ khoan hay tốc độ khoan bạn chọn lớn hơn so với tải của khoan và đi kèm với đó là một mũi khoan sắt có đường kính quá nhỏ.
-
Thứ năm cũng là một trong những nguyên nhân thường người không chuyên thường hay gặp nhất là chính là lỗ khoan bị lệch tâm, khi lệch tâm thì lúc rút mũi khoan ra dễ bị gãy.
2. 2 Cách lấy mũi khoan bị gãy
Và sau đây, Kaizen sẽ hướng dẫn bạn cách lấy mũi khoan bị gãy khi đang làm việc trên vật liệu sắt. Thao tác này không quá đòi hỏi một kỹ thuật cao, bạn cần bình tỉnh và ghi nhớ các lưu ý để thực hiện thật chuẩn, chính xác. Dưới đây là hai cách để lấy mũi khoan bị gãy ra:
-
Cách 1: Sử dụng kìm và lực từ tay dứt khoát, trực tiếp kéo mũi khoan ra khỏi bề mặt vật liệu
-
Cách 2: Đối với những mũi khoan chưa bị gãy hẳn thì bạn nên bật nút đảo chiều để quay ngược đưa mũi khoan ra ngoài.
Lưu ý: Cách nhận biết khi mũi khoan bị gãy, bạn sẽ nghe thấy tiếng rách khá to ở đầu máy khoan. Lúc này, hãy dừng thao tác để giảm thiểu nguy hiểm và những ảnh hưởng từ phần mũi khoan bị gãy, việc này sẽ giúp thao tác lấy mũi khoan ra dễ dàng hơn, cũng như đảm bảo an toàn cho bạn.
Trên đây là cách lấy mũi khoan bị gãy khi khoan trên vật liệu sắt mà bạn có thể áp dụng khi gặp sự cố này. Kaizen hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ bổ ích đối với bạn trong quá trình sử dụng khoan sắt. Tham khảo thêm các dòng máy khoan sắt Kaizen ngay tại ĐÂY, cuối cùng xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.